Tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN 7114 2008 ISO 8995 – 1 : 2002

Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 001

Mục lục

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7114 – 1 : 2008, ISO 8995 – 1 : 2002

ECGÔNÔMI – CHIẾU SÁNG NƠI LÀM VIỆC – PHẦN 1: TRONG NHÀ
Ergonomics – Lighting of work places – Part 1: Indoor

Bạn cần tìm hiểu quốc gia về tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN 7114 – 1 : 2008, ISO 8995 – 1 : 2002, tham khảo bái viết  dưới đây hoặc tải link TẠI ĐÂY

Tiêu chuẩn cùng chuyên mục:

  1. Tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN 7114
  2. TCXDVN 365 : 2007 Bệnh viện đa khoa – Hướng dẫn thiết kế
  3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh QCVN 12-2
  4. Công trình đô thị QCVN 08 : 2009 BXD
  5. Tiêu chuẩn thiết kế Hồ Bơi TCXDVN 288 2004
  6. Tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố TCXDVN 333 : 2005
  7. Tiêu chuẩn thiết kế cửa hàng Xăng Dầu TCVN 4530:2011
  8. Tiêu chuẩn thiết kế nhà thi đấu TCXDVN 289 2004 900596
  9. Tiêu chuẩn thiết kế Chợ TCVN 9211 : 2012
  10. Tiêu chuẩn thiết kế trường Mầm Non TCVN 3907 : 2011
  11. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng

Lời nói đầu tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN 7114

Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 001Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 002 Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 003 Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 004 Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 005 Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 006 Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 007
TCVN 7114 – 1 : 2008 thay thế TCVN 7114 : 2002
TCVN 7114 – 1 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 8995 – 1 : 2002/Cor 1 : 2005
TCVN 7114 – 1 : 2008 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 159 “Ecgônômi” biên soạn, Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 7114 Ecgônômi – Chiếu sáng vùng làm việc, gồm phần một và phần ba
– TCVN 7114 – 1 : 2008 (ISO 8995 – 1 : 2002/Cor 1: 2005) Phần 1: Trong nhà.
– TCVN 7114 – 3 : 2008 Phần 3: Yêu cầu chiếu sáng an toàn và an ninh tại những nơi làm việc ngoài
nhà
Ngoài ra ISO 8995 – 2 chưa công bố.

Lời giới thiệu tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN 7114

Chiếu sáng tốt sẽ tạo được môi trường thị giác bảo đảm cho mọi người quan sát, di chuyển an toàn
và thực hiện các công việc thị giác hiệu quả, chính xác và an toàn không gây ra mệt mỏi thị giác và
khó chịu. Ánh sáng có thể là ánh sáng ban ngày, ánh sáng đèn điện hoặc kết hợp cả hai.
Chiếu sáng tốt đòi hỏi phải quan tâm đến cả số lượng và chất lượng ánh sáng như nhau. Việc cung
cấp đủ độ rọi khi làm việc là cần thiết, trong nhiều trường hợp độ nhìn rõ phụ thuộc vào cách chiếu
sáng, màu sắc của nguồn phát sáng và các bề mặt được chiếu sáng có cùng một mức độ chói lóa từ
hệ thống chiếu sáng. Trong tiêu chuẩn này có đủ điều kiện để quy định đối với các vị trí làm việc và
các loại hình công việc khác nhau không chỉ về độ rọi mà còn có sự hạn chế chói lóa và chỉ số thể
hiện màu của nguồn sáng. Các thông số tạo điều kiện thoải mái cho thị giác được đề xuất trong nội
dung chính của tiêu chuẩn này. Các giá trị khuyên dùng được xem xét để cân bằng hợp lý giữa các
yêu cầu liên quan đến an toàn, sức khỏe và hiệu quả làm việc. Có thể đạt được các giá trị khuyên
dùng bằng các giải pháp năng lượng hiệu quả thực tế.
Các thông số ecgônômi cũng được đề cập tới như khả năng nhìn, các đặc tính và tính chất công việc
mà xác định chất lượng của khả năng nhìn của người lao động và mức độ hiệu quả công việc. Trong
một số trường hợp việc tăng cường các nhân tố ảnh hưởng có thể nâng cao hiệu suất mà không cần
phải tăng độ rọi. Ví dụ việc tăng độ tương phản của các thuộc tính công việc, phóng to các chi tiết
quan sát bằng các phương tiện trợ giúp hiện đại (kính) và trang bị hệ thống chiếu sáng đặc biệt có
khả năng chiếu sáng định hướng cục bộ.

ECGÔNÔMI – CHIẾU SÁNG NƠI LÀM VIỆC tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN 7114 – PHẦN 1: TRONG NHÀ

Ergonomics – Lighting of work places – Part 1: Indoor

1. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN 7114

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chiếu sáng nơi làm việc trong nhà và cho người làm việc thực
hiện các công việc thị giác hiệu quả, thoải mái và an toàn suốt thời gian làm việc.
Tiểu chuẩn này không giải thích các giải pháp thiết kế và tối ưu hệ thống chiếu sáng hoặc kỹ thuật
chiếu sáng như thế nào cho từng nơi làm việc cụ thể. Có thể tìm thấy trong các hướng dẫn và báo
cáo của CIE có liên quan tới vấn đề này.

2. Tài liệu viện dẫn tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN 7114

Các tài liệu viện dẫn sau đây cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu ghi năm công
bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản
mới nhất bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 4879 (ISO 6309) Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn
TCVN 7437 (ISO 6385) Nguyên lý Ecgônômi trong thiết kế hệ thống làm việc
ISO 3864 Safety colours and safety signs (Màu sắc an toàn và dấu hiệu an toàn)
ISO 9241 Part 6/7/8 Ergonomic requirements for office work with visual display terminal (phần 6/7/8
Yêu cầu Ecgônômi đối với công việc văn phòng có thiết bị hiển thị đầu cuối)
CIE 13.3 – 1995 Method of measuring and specifying colour rendering of light sources (Phương pháp
đo và xác định độ hiển thị màu của nguồn sáng)
CIE 16 – 1970 Day light (Ánh sáng ban ngày)
CIE 17.4 – 1987 International lighting vocabulary 4 th ed. – equivalent to IEC 50 (845) (Tự điển chiếu
sáng quốc tế xuất bản lần 4 – tương đương IEC 50(485))
CIE 19.2 1981 An analytic model for describing the influence of lighting parameters upon visual
performance (Mô hình phân tích về ảnh hưởng của các thông số chiếu sáng tới hoạt động thị giác).
CIE 40 – 1978 Calculation for interior lighting – basic method (Tính toán chiếu sáng trong nhà –
Phương pháp cơ bản)
CIE 58 – 1983 Lighting for sports halls (Chiếu sáng các phòng thể thao)
CIE 60 – 1984 Vision and the visual display unit work station (Tầm nhìn và thiết bị hiển thị của nơi làm
việc)
CIE 62 – 1984 Lighting for swimming pools (Chiếu sáng bể bơi)
CIE 96 – 1992 Electric light sources. State of art 1991 (Nguồn sáng điện – Trình độ hiện tại – 1991)
CIE 97 – 1992 Maintenance of indoor electric lighting systems (Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng điện
trong nhà)
CIE 103/5 – 1993 The economics of interior lighting maintenance (Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng hệ
thống chiếu sáng trong nhà)
CIE 117 – 1995 Discomfort glare in interior lighting (Chói lóa mất tiện nghi khi chiếu sáng trong nhà)
CIE 129 – 1998 Guide for lighting of exterior work areas (Hướng dẫn chiếu sáng các khu vực làm việc
ngoài nhà)

3. Thuật ngữ và định nghĩa tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN 7114

Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa theo từ điển chiếu sáng của CIE (CIE
17.4 – 1987) nhưng có một số thuật ngữ được định nghĩa như sau.

3.1. Công việc thị giác (visual task)

Thành phần công việc phải thực hiện bằng mắt

3.2. Vùng làm việc (task area)

Một phần trong nơi làm việc và có thực hiện công việc bằng mắt.

3.3. Vùng tiếp giáp (immidiate surrounding)

Một vùng trong trường nhìn có chiều rộng ít nhất 0,5 m bao quanh vùng làm việc.

3.4. Độ rọi duy trì (Em ) (maintained illuminace)

Độ rọi trung bình trên bề mặt quy định không được nhỏ hơn giá trị này.

3.5. Hệ số chói lóa đồng nhất (UGR) (unified glare rating (UGL))

Chỉ tiêu đánh giá chói lóa mất tiện nghi của CIE

3.6. Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất (UGR ) (limiting unified glare rating (UGR )) L L

Giá trị thiết kế của UGR tối đa cho phép đối với hệ thống chiếu sáng.

3.7. Góc che chắn (shielding angle)

Góc đo từ phương ngang, hướng xuống từ bóng đèn được che khuất đến hướng nhìn trực tiếp của
người quan sát.

3.8. Mặt bằng làm việc (working plane)

Bề mặt chuẩn được xác định như là mặt bằng tại đó công việc thường được tiến hành.

4. Tiêu chí thiết kế chiếu sáng, tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN 7114

4.1. Môi trường ánh sáng

Thực hành chiếu sáng tốt đối với nơi làm việc là bảo đảm khả năng nhìn tốt hơn. Chủ yếu là để đảm
bảo khả năng nhìn được thực hiện dễ dàng và tiện nghi. Vì vậy hệ thống chiếu sáng phải đáp ứng các
yêu cầu về định tính và định lượng của môi trường ánh sáng. Hệ thống chiếu sáng cần đảm bảo các
yêu cầu chung sau:
– Tiện nghi thị giác, ở nơi mà người làm việc có cảm giác dễ chịu,
– đặc tính thị giác, ở nơi mà người làm việc có khả năng thực hiện công việc thị giác, nhanh và chính
xác thậm chí trong cả những trường hợp khó và trong thời gian dài.
– an toàn thị giác, dễ dàng phát hiện các chướng ngại và nguy hiểm khi đi lại.
Để đáp ứng những yêu cầu trên cần phải quan tâm đến tất cả các thông số của môi trường ánh sáng.
Các thông số chính của môi trường ánh sáng là:
– sự phân bố độ chói,
– độ rọi,
– sự chói lóa
– hướng chiếu sáng
– màu sắc của ánh sáng và bề mặt chiếu sáng
– sự nhấp nháy
– ánh sáng ban ngày
– độ duy trì
Đối với các hoạt động khác nhau, các giá trị thiết kế đối với các thông số có thể định lượng của độ rọi,
chỉ số chói lóa, chỉ số hiện màu được trình bày trong Điều 5.
CHÚ THÍCH: Bên cạnh các thông số về chiếu sáng còn có các thông số ecgônômi thị giác khác có
ảnh hưởng tới sự hoạt động của đặc tính thị giác, đó là:
a) đặc điểm của công việc (kích thước, hình dạng, vị trí, màu sắc và tính chất phản xạ của các chi tiết
nhìn và nền quan sát)
b) khả năng thị giác của mỗi người (độ tinh mắt, khả năng cảm nhận độ sâu của không gian và khả
năng cảm nhận màu sắc)
Lưu ý đến những nhân tố này có thể làm tăng đặc tính thị giác mà không cần tăng độ rọi.

4.2. Phân bố độ chói

Sự phân bố độ chói trong trường nhìn kiểm soát mức độ thích nghi của mắt, có ảnh hưởng đến độ
nhìn rõ.
Cần cân bằng tốt độ chói thích nghi để tăng:
– nhìn chính xác (khả năng nhìn sắc nét)
– độ nhạy tương phản (có thể phân biệt được sự chênh lệch rất nhỏ về độ chói)
– hiệu quả của các chức năng thị giác (sự điều tiết, độ hội tụ, sự co giãn đồng tử, các chuyển động
của mắt…)
Sự phân bố độ chói không đều trong trường nhìn cũng ảnh hưởng đến sự tiện nghi thị giác và cần
phải tránh:
– độ chói quá cao sẽ gây chói lóa
– tương phản độ chói quá lớn sẽ gây mỏi mắt vì mắt thường xuyên phải thích nghi lại
– môi trường có độ rọi và độ tương phản quá thấp sẽ gây ức chế khi làm việc
– cần chú ý đảm bảo sự thích nghi của mắt cho người làm việc đi lại qua các khu vực khác nhau trong
một tòa nhà
Độ chói của tất cả các bề mặt là rất quan trọng và sẽ được xác định bằng hệ số phản xạ và độ chói
trên các bề mặt. Hệ số phản xạ hữu ích của các bề mặt chủ yếu trong phòng có các giá trị như sau:
– Trần nhà 0,6 đến 0,9
– Tường 0,3 đến 0,8
– Mặt phẳng làm việc 0,2 đến 0,6
– Sàn nhà 0,1 đến 0,5

4.3. Độ rọi

Độ rọi và phân bố độ rọi trên vùng làm việc và vùng tiếp giáp sẽ gây tác động đến năng suất lao động,
an toàn và tiện nghi đối với người thực hiện công việc thị giác. Đối với những không gian làm việc mà
vùng làm việc cụ thể chưa biết có công việc thị giác hay không thì vẫn được coi là vùng làm việc.
Tất cả các giá trị độ rọi được quy định trong tiêu chuẩn này là độ rọi duy trì và đảm bảo cho công việc
thị giác an toàn và các yêu cầu về đặc tính thị giác.

4.3.1. Độ rọi khuyên dùng tại khu vực làm việc

Các giá trị độ rọi đưa ra trong Điều 5 là độ rọi duy trì bao trùm khu vực làm việc trên bề mặt chuẩn có
thể là bề mặt ngang, bề mặt đứng hoặc bề mặt nghiêng. Độ rọi trung bình tại mỗi bề mặt làm việc
phải không nhỏ hơn giá trị đưa ra trong Điều 5 bất kể độ tuổi và điều kiện lắp đặt. Các giá trị hợp lý
cho điều kiện làm việc thị giác bình thường và tính tới các yếu tố sau:
– các yêu cầu đối với công việc thị giác
– an toàn
– các khía cạnh tâm – sinh lý như tiện nghi thị giác và dễ chịu
– tiết kiệm
– kinh nghiệm thực tế
Nếu điều kiện nhìn khác biệt với điều kiện được giả định, giá trị độ rọi có thể điều chỉnh, bằng cách
tăng lên hoặc giảm xuống ít nhất một bậc trong thang độ rọi, Giá trị độ rọi phải được tăng lên khi:
– làm việc với độ tương phản thấp
– công việc thị giác yêu cầu tập trung cao
– nếu bị lỗi sẽ gây thiệt hại lớn
– độ chính xác và năng suất cao là rất quan trọng
– thị lực của người làm việc dưới mức bình thường
Giá trị độ rọi duy trì có thể giảm khi:
– chi tiết quan sát có kích thước lớn hoặc độ tương phản cao,
– công việc thực hiện trong thời gian ngắn
Trong vùng mà công việc được tiến hành liên tục, độ rọi duy trì không được nhỏ hơn 200 lux.

4.3.2. Thang độ rọi

Hệ số xấp xỉ bằng 1,5 tương ứng với sự khác biệt đáng kể nhỏ nhất trên đối tượng ảnh hưởng của độ
rọi. Trong điều kiện chiếu sáng bình thường để nhận biết được khuôn mặt của con người thì độ rọi
trên mặt ngang phải xấp xỉ bằng 20 lux và là giá trị nhỏ nhất đưa ra trong thang độ rọi. Thang độ rọi
khuyên dùng như sau
20-30-50-75-100-150-200-300-500-750-1000-1500-2000-3000-5000 lux
4.3.3. Độ rọi xung quanh vùng làm việc
Độ rọi xung quanh vùng làm việc phải tương ứng với độ rọi ở vùng làm việc và phải đưa ra sự phân
bố độ chói hài hòa trong trường nhìn.
Sự thay đổi nhanh về không gian của độ rọi xung quanh vùng làm việc có thể dẫn đến sự không thoải
mái và căng thẳng (stress) thị giác.
Độ rọi duy trì xung quanh vùng làm việc có thể thấp hơn độ rọi làm việc nhưng không được nhỏ hơn
các giá trị trong bảng sau:
Độ rọi tại chỗ làm việc Độ rọi khu vực xung quanh lân cận
(lux) (lux)
≥ 750 500
500 300
300 200
≤ 200 Bằng độ rọi tại chỗ làm việc
Ngoài độ làm việc, hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo đủ độ chói thích nghi theo điều 4.2

4.3.4. Độ đồng đều

Mức độ đồng đều của độ rọi là tỉ số của giá trị độ rọi tối thiểu và giá trị độ rọi trung bình. Độ rọi phải
thay đổi dần dần. Vùng làm việc phải được chiếu sáng đồng đều nhất có thể. Mức độ đồng đều của
độ rọi vùng làm việc không được nhỏ hơn 0,7. Mức độ đồng đều của độ rọi xung quanh lân cận vùng
làm việc không được nhỏ hơn 0,5.

4.4. Sự chói lóa

Chói lóa là cảm nhận của thị giác do các vùng sáng chói trong trường nhìn và có thể được cảm nhận
bằng sự chói lóa gây mất tiện nghi hoặc sự chói lóa mờ. Chói lóa còn có thể do phản xạ từ các bề
mặt bóng gây nên thường được biết như là phản xạ màn mờ hoặc sự chói lóa do phản xạ.
Để tránh gây mệt mỏi thị giác, giảm sai sót khi làm việc và hạn chế tai nạn cần phải hạn chế hiện
tượng chói lóa.
Sự chói lóa mờ thường xảy ở hệ thống chiếu sáng ngoài nhà song cũng có thể được cảm nhận từ
các đền chiếu điểm hoặc các nguồn sáng chói kích thước lớn như cửa sổ ở một phòng được chiếu
sáng tương đối kém.
Trong hệ thống chiếu sáng làm việc trong nhà sự chói lóa gây mất tiện nghi thường sinh ra trực tiếp
từ các đèn sáng chói hoặc cửa sổ. Nếu hạn chế được sự chói lóa gây mất tiện nghi thì sự chói lóa mờ
không còn là vấn đề phải quan tâm.
4.4.1. Bảo vệ chống sự chói lóa
Sự chói lóa do độ chói hoặc độ tương phản quá lớn trong trường nhìn và có thể ảnh hưởng đến sự
nhìn rõ các vật thể. Sự chói lóa phải được tránh, ví dụ: sử dụng vật liệu thích hợp che các bóng đèn
hoặc sử dụng rèm che cửa sổ.
Đối với các bóng đèn điện góc che chắn tối thiểu cho độ chói của bóng đèn không được nhỏ hơn các
giá trị đưa ra trong bảng sau:
Độ chói của bóng đèn
Góc khuất tối thiểu
2
(kcd/m )
từ 1 đến 20 10o
từ 20 đến 50 15o
từ 50 đến 500 20o
≥ 500 30o
Góc che chắn nêu trên không áp dụng đối với đèn điện không xuất hiện trong trường nhìn của người
lao động trong khi làm việc thường xuyên và/hoặc không tạo ra bất kỳ sự chói lóa gây mờ mắt đáng
kể cho người lao động.
4.4.2. Sự chói lóa mất tiện nghi
Đánh giá sự chói lóa mất tiện nghi của hệ thống chiếu sáng phải được xác định theo CIE, phương
pháp bảng, đánh giá sự chói lóa đồng nhất (URG), dựa trên công thức:
2
0,25 L 
URG = 8 log 
 2
 Lb p 
 
Trong đó:
2
– L độ chói của nền quan sát (Cd/m )
b
– L độ chói phần phát sáng của mỗi đèn ở hướng tới mắt nguồn quan sát
– ω góc khối bao phần phát sáng của đèn có đỉnh tại mắt người quan sát (steradian)
– P chỉ số vị trí Guth của mỗi đèn phụ thuộc vào góc lệch so với hướng nhìn
Phương pháp URG được giới thiệu chi tiết trong CIE 117-1995
Trong tiêu chuẩn này tất cả các giá trị URG trong điều 5 được dựa trên cơ sở xác định vị trí của người
quan sát chuẩn được công nhận trong phương pháp bảng URG với tỷ lệ khoảng cách so với chiều
sao là 1:1. Các số liệu URG phải được hiệu chỉnh đối với quang thông ban đầu của bóng đèn. Nếu hệ
thống chiếu sáng gồm nhiều loại đèn với đặc tính trắc quang khác nhau và/hoặc nhiều loại bóng đèn,
việc xác định giá trị URG phải thực hiện với từng tổ hợp bóng đèn/đèn điện trong hệ thống. Giá trị cao
nhất nhận được sẽ lấy làm giá trị đặc trưng cho toàn hệ thống và phải tuân thủ theo tiêu chuẩn giới
hạn. Mọi giả định đặt ra trong khi xác định URG phải được công bố trong tài liệu thuyết minh theo
trình tự.
Giá trị URG của hệ thống chiếu sáng không được vượt quá giá trị quy định trong Điều 5.
CHÚ THÍCH: Sự thay đổi của URG trong phòng có thể xác định theo phương pháp bảng hoặc theo
công thức nêu trên với các vị trí quan sát khác nhau.
Các giá trị giới hạn của URG quy định trong Điều 5 được lấy theo thang URG – mỗi bước trong thang
biểu thị một thay đổi đáng kể về cảm nhận sự chói lóa và con số 13 biểu thị chói lóa mất tiện nghi nhỏ
nhất có thể cảm nhận được.
Thang giá trị URG: 13 – 16- 19 -22 -25 – 28.
4.4.3. Phản xạ màn mờ và chói lóa phản xạ
Sự phản xạ có hướng tại chỗ làm việc thường được gọi là phản xạ màn mờ hoặc sự chói lóa phản xạ
làm thay đổi độ nhìn rõ, thường là gây bất lợi. Có thể tránh hoặc giảm phản xạ màng mờ và sự chói
lóa phản xạ bằng các biện pháp sau:
– Bố trí các đèn và chỗ làm việc thích hợp (tránh bố trí đèn ở vùng gây khó chịu)
– Xử lý bề mặt (sử dụng vật liệu có bề mặt có độ bóng thấp)
– Hạn chế độ chói của các đèn
– Tăng diện tích phát sáng của đèn (tăng diện tích sáng)
– Các bề mặt tường và trần nhà (tăng độ sáng, tránh các điểm chói)

4.5. Hướng chiếu sáng

Có thể sử dụng hướng chiếu sáng để làm rõ các vật, làm lộ rõ cấu trúc và thể hiện rõ nét mặt người
hơn trong không gian. Điều này được diễn đạt bằng thuật ngữ “hiệu ứng nổi”. Chiếu sáng có hướng
tại chỗ làm việc còn có thể làm tăng độ nhìn rõ.
4.5.1. Hiệu ứng nổi
Hiệu ứng nổi đề cập đến sự cân bằng giữa ánh sáng khuếch tán và ánh sáng định hướng. Đây là chỉ
tiêu chất lượng chiếu sáng thích hợp trong mọi loại phòng. Nội thất trong phòng được làm nổi bật khi
sử dụng chiếu sáng theo đặc điểm kiến trúc, con người và đồ vật trong phòng được chiếu sáng sao
cho hình dạng và cấu trúc bề mặt được thể hiện rõ ràng và dịu mắt. Điều này xảy ra khi ánh sáng
được chiếu từ một hướng: các bóng chủ yếu để tạo hiệu ứng nổi tốt hơn và không gây nhầm lẫn (làm
rối mắt).
Chiếu sáng không nên định hướng quá nhiều bởi có thể tạo bóng đổ đậm nét, cũng không nên chủ
yếu là ánh sáng khuếch tán nếu không hiệu ứng nổi sẽ mất hoàn toàn và tạo nên môi trường ánh
sáng đơn điệu buồn tẻ.
4.5.2. Chiếu sáng có hướng tại vị trí làm việc
Chiếu sáng từ một hướng nhất định có thể làm rõ các chi tiết trong công việc thị giác, làm tăng độ
nhìn rõ và công việc thực hiện dễ dàng hơn. Đặc biệt quan trọng đối với các công việc có các chi tiết
nhỏ và các nét khắc/ các rãnh xoi.

4.6. Màu sắc

Chất lượng màu sắc của bóng đèn được thể hiện qua hai đặc trưng sau:
– Màu ánh sáng của bóng đèn
– Khả năng thể hiện màu có ảnh hưởng đến sự hiện màu của các vật và con người được chiếu sáng
bởi bóng đèn.
Hai thuộc tính này phải được xem xét riêng biệt.
4.6.1. Màu ánh sáng
“Màu ánh sáng” của bóng đèn là màu nhìn thấy của màu bên ngoài (độ hội tụ màu của đèn) của ánh
sáng phát ra. Có thể được biểu thị qua nhiệt độ màu tương quan.
Các đèn được phân thành 3 nhóm phù hợp với nhiệt độ màu tương quan của chúng (T )
cp
Màu ánh sáng Nhiệt độ màu
Trắng ấm thấp hơn 3300K
Trắng trung tính từ 3300K đến 5300K
Trắng lạnh lớn hơn 5300K
Sự lựa chọn màu ánh sáng là vấn đề tâm lý, thẩm mỹ và quan niệm về ánh sáng trắng tự nhiên. Sự
lựa chọn còn phụ thuộc vào độ rọi, màu sắc trong phòng, các đồ dùng nội thất và khí hậu mỗi vùng.
Vùng khí hậu nóng nực màu ánh sáng lạnh thường được ưu tiên, và ở vùng khí hậu lạnh thì ánh sáng
ấm hay được chọn.
4.6.2. Sự thể hiện màu
Một điều quan trọng đối với cả hiệu suất làm việc và cảm giác tiện nghi, thoải mái là màu sắc của các
vật thể hay màu da người trong môi trường chiếu sáng được thể hiện chính xác, tự nhiên và làm cho
mọi người trông hấp dẫn, khỏe mạnh.
Màu sắc an toàn theo tiêu chuẩn ISO 3864 phải luôn được nhận biết và phân biệt rõ ràng.
Để biểu thị khách quan tính chất thể hiện màu của một nguồn sáng người ta đã đưa ra chỉ số thể hiện
màu chung R . Giá trị cao nhất của R là 100. Chỉ số này giảm khi chất lượng thể hiện màu giảm đi.
a a
Các bóng đèn có trị số Ra nhỏ hơn 80 không nên dùng để chiếu sáng những nơi làm việc thường
xuyên hoặc có người ở lại trong thời gian dài. Ngoài trừ chiếu sáng trong các xưởng cao và chiếu
sáng ngoài nhà. (Đèn công nghiệp treo ở độ cao trên 6m). Song ngay cả trong trường hợp này cũng
phải có biện pháp thích hợp để bảo đảm sử dụng các bóng đèn có chất lượng thể hiện màu cao ở
những chỗ làm việc thường xuyên và những nơi cần phải nhận rõ màu sắc an toàn.
Các giá trị nhỏ nhất của chỉ số thể hiện màu chung R được áp dụng cho các loại phòng và công việc
a
khác nhau được quy định ở Điều 5.

4.7. ánh sáng ban ngày

Ánh sáng ban ngày có thể bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chiếu sáng chỗ làm việc.
Ánh sáng ban ngày thay đổi theo thời gian về mức độ sáng và thành phần phổ do vậy độ sáng trong
nhà cũng thay đổi. Ánh sáng ban ngày có thể tạo nên hiệu ứng nổi và phân bố độ chói đặc trưng do
luồng ánh sáng từ cửa bên đi vào nhà gần như theo hướng nằm ngang. Ánh sáng ban ngày còn có
thể chiếu qua cửa mái và các loại cửa sáng khác.
Cửa sổ còn đảm bảo điều kiện giao tiếp với thế giới bên ngoài mà hầu hết mọi người đều ưa thích.
Cần tránh độ tương phản quá lớn và bất tiện nghi nhiệt do ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào khu
vực làm việc. Sử dụng các phương tiện kiểm soát ánh nắng phù hợp như rèm cửa hoặc mành che
cửa sao cho ánh sáng mặt trời trực tiếp không chiếu vào người làm việc và/hoặc các bề mặt nằm
trong tầm nhìn của họ.
Trong các phòng có cửa sổ bên ánh sáng ban ngày giảm nhanh theo khoảng cách từ cửa sổ. Trong
các phòng này hệ số chiếu sáng tự nhiên không được nhỏ hơn 1% trên mặt phẳng làm việc cách
tường có cửa sổ 3m và cách tường bên cạnh 1m. Cần có chiếu sáng bổ sung để bảo đảm độ rọi yêu
cầu tại chỗ làm việc và cân bằng phân bố độ chói trong phòng. Có thể sử dụng công tắc tự động hoặc
tắt bật bằng tay và/hoặc thiết bị chỉnh độ sáng để đảm bảo kết hợp hài hòa chiếu sáng điện và ánh
sáng ban ngày.
Cần che chắn để giảm chói lóa từ cửa sổ.

4.8. Sự duy trì độ rọi

Các mức ánh sáng khuyên dùng cho từng công việc được coi là độ rọi duy trì. Độ rọi duy trì phụ thuộc
vào khả năng duy trì ánh sáng của bóng đèn, đèn chiếu sáng, độ trong sạch của môi trường và
chương trình bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng.
Sơ đồ chiều sáng cần được thiết kế với hệ số duy trì được tính theo loại thiết bị chiếu sáng, môi
trường và kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng. Hệ số duy trì tính toán không được nhỏ hơn 0,7.

4.9. Hiệu quả năng lượng

Hệ thống chiếu sáng phải đáp ứng các yêu cầu về ánh sáng của từng loại phòng, loại công việc, hoạt
động thị giác mà không lãng phí năng lượng. Tuy nhiên không được vì mục tiêu tiết kiệm năng lượng
mà coi nhẹ yêu cầu bảo đảm hoạt động thị giác, an toàn và tiện nghi.
Vấn đề này đòi hỏi cần quan tâm lựa chọn hệ thống chiếu sáng, thiết bị chiếu sáng, hệ thống điều
khiển hoặc điều chỉnh ánh sáng phù hợp và tận dụng ánh sáng tự nhiên. Cần quan tâm đến những
quy định về hạn chế sử dụng năng lượng cho chiếu sáng (ở một số quốc gia). Có thể đáp ứng được
hạn chế này bằng việc lựa chọn hệ thống chiếu sáng hợp lý và sử dụng hệ thống công tắc tự động
hoặc tắt bật bằng tay hoặc điều chỉnh độ sáng của bóng đèn.

4.10. Chiếu sáng vị trí làm việc có thiết bị hiển thị đầu cuối (VDT)

(Còn gọi là thiết bị màn hình hiển thị)
Chiếu sáng tại vị trí làm việc có VDT phải phù hợp với mọi công việc được thực hiện tại đó, ví dụ đọc
trên màn hình, tài liệu in, bản viết tay, sử dụng bàn phím, v.v…
Đối với những khu vực này cần lựa chọn chỉ tiêu và hệ thống chiếu sáng phù hợp với loại phòng, loại
công việc và hoạt động theo quy định ở Điều 5.
Màn hình VDT và đôi khi cả bàn phím có thể bị phản xạ gây chói lóa mờ và chói lóa mất tiện nghi. Vì
vậy cần lựa chọn, bố trí và kiểm soát các đèn để tránh các phản xạ có độ chói cao gây khó chịu.
Người thiết kế cần xác định vùng treo đèn gây khó chịu, lựa chọn thiết bị kiểm soát độ chói phù hợp
và phân bố vị trí treo đèn để không gây phản xạ khó chịu.
Giới hạn độ chói của các đèn chiếu xuống có thể phản xạ từ màn hình theo hướng quan sát bình
thường (của người làm việc) được quy định trong bảng sau. Giới hạn độ chói trung bình của đèn
o
được quy định ở góc 65 trở lên tính từ trục thẳng chiếu xuống từ tâm đèn tại chỗ làm việc có màn
o
hình đặt thẳng đứng hoặc nghiêng góc đến 15 .
Loại màn hình theo ISO I II III
9241 – 7
Chất lượng màn hình tốt trung bình kém
Giới hạn độ chói trung 2 2
bình của đèn điện ≤ 1000 cd/m ≤ 200 cd/m
CHÚ THÍCH: Đối với những vị trí đặc biệt ví dụ có sử dụng màn hình nhạy cảm hoặc thay đổi góc
o
nghiêng thì các giới hạn độ chói nói trên phải được áp dụng với góc nhỏ hơn (ví dụ: 55 ) của đèn
điện.

4.11. Hiện tượng ánh sáng nhấp nháy và hiệu ứng hoạt nghiệm

Hiện tượng nhấp nháy gây mất tập trung khi làm việc và còn gây hiệu ứng tâm lý như nhức đầu. Hệ
thống chiếu sáng phải được thiết kế tránh hiện tượng nhấp nháy và hiệu ứng hoạt nghiệm. Hiệu ứng
hoạt nghiệm có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm do nhận biết sai lệch về chuyển động của
các máy móc có bộ phận quay hoặc chuyển động theo chu kỳ.
CHÚ THÍCH: Tránh hiện tượng này bằng cách sử dụng nguồn điện một chiều hoặc sử dụng các bóng
đèn có tần số cao (khoảng 30 kHz) hoặc lắp hệ thống đèn vào các pha khác nhau của nguồn điện.

4.12. Chiếu sáng sự cố

Phải có hệ thống sáng khẩn cấp, nội dung chi tiết về chiếu sáng khẩn cấp được đề cập đến trong một
tiêu chuẩn riêng.

5. Các yêu cầu chiếu sáng

Các yêu cầu chiếu sáng đối với các loại phòng và hoạt động được khuyến nghị trong các bảng ở mục
này như sau.
Cột 1 Danh mục các phòng (khu vực) làm việc hoặc hoạt động
Cột 1 liệt kê các phòng, công việc hoặc hoạt động có các yêu cầu đặc thù, nếu có phòng, công việc
hoặc hoạt động nào không có trong danh mục thì có thể áp dụng các giá trị đối với tình huống tương
tự.
Cột 2 Độ rọi duy trì (Em,lux )
Cột 2 quy định giá trị độ rọi duy trì trên bề mặt chuẩn đối với phòng, công việc hoặc hoạt động được
liệt kê trong cột 1 (xem 4.3)
Cột 3 Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất (URG )
L
Cột 3 Quy định các giới hạn URG áp dụng cho các tình huống liệt kê trong cột 1 (xem 4.4)
Cột 4 Hệ số thể hiện màu tối thiểu (R )
a
Cột 4 Quy định chỉ số thể hiện màu tối thiểu cho các tình huống liệt kê trong cột 1 (xem 4.6.2)
Cột 5 Ghi chú
Lời khuyên và nhấn mạnh đối với trường hợp ngoại lệ hoặc áp dụng đặc biệt đối tình huống liệt kê
trong cột 1.
Áp dụng đối với VDT xem 4.10.
Bảng các chỉ tiêu độ rọi, hạn chế chói lóa và chất lượng màu sắc cho các phòng (khu vực) làm việc và các hoạt động
Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 008 Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 009 Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 010 Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 011 Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 012 Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 013 Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 014 Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 015 Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 016 Tieu Chuan Quoc Gia Chieu Sang Noi Lam Viec Tcvn7114 1 2008 017

6. Phương pháp kiểm tra

6.1. Độ rọi

Độ rọi phải được đo ở các điểm đặc trưng tại các khu vực liên quan. Các số đo không được nhỏ hơn
giá trị tính toán cho điểm đó.
Độ rọi duy trì được tính toán từ các số liệu đo trên cùng lưới điểm khi tính toán thiết kế và giá trị này
không được nhỏ hơn giá trị quy định cho công việc.
Các phép đo lặp lại phải thực hiện tại cùng các điểm đo trước đó.
6.2. Hệ số chói lóa đồng nhất
Số liệu xác thực của URG được xác định theo phương pháp bảng với tỷ lệ khoảng cách và độ cao
treo đèn 1:1 theo CIE 117-1995 cho đèn điện/sơ đồ phải do nhà chế tạo đèn cung cấp. Bố trí lắp đặt
chiếu sáng và tình trạng các bề mặt phải được kiểm tra so với các giả thiết thiết kế.
Hệ thống lắp đặt phải phù hợp với thiết kế.
6.3. Chỉ số thể hiện màu (R )
a
Số liệu xác thực của R cho các bóng đèn sử dụng trong hệ thống chiếu sáng phải do các nhà sản
a
xuất bóng đèn cung cấp. Các đèn phải được kiểm tra so với chỉ tiêu thiết kế và phải có R không nhỏ
a
hơn giá trị quy định trong thiết kế.
6.4. Nhiệt độ màu (Tcp)
Giá trị xác thực của T cho các bóng đèn sử dụng trong hệ thống chiếu sáng phải do nhà sản xuất
cp
bóng đèn cung cấp. Giá trị T của các bóng đèn không được nhỏ hơn giá trị quy định trong thiết kế.
cp
6.5. Độ duy trì
Người thiết kế phải:
– Công bố hệ số duy trì và liệt kê tất cả các giả thiết về xuất xứ của giá trị này.
– Kiểm tra thiết bị chiếu sáng phù hợp với môi trường sử dụng. Đưa ra quy trình bảo dưỡng toàn bộ
bao gồm tần suất thay bóng đèn, đèn điện, khoảng thời gian làm sạch các bề mặt trong phòng và
phương pháp làm sạch.
6.6. Độ chói của đèn
Độ chói trung bình phần phát sáng của đèn điện phải được đo và/hoặc tính toán trong mặt phẳng -C
o o o o o
theo góc phương vị với quãng cách 15 bắt đầu từ 0 và theo góc -g tại các góc 65 , 75 và 85 .
Thông thường các nhà sản xuất đèn điện phải cung cấp các số liệu này dựa trên quang thông lớn
nhất của (bóng đèn/đèn điện). Các giá trị không được nhỏ hơn giới hạn quy định ở điều 4.10.
6.7. Sai số phép đo
Có thể có nhiều yếu tố gây sai lệch giữa số liệu tính toán và số liệu đo hiệu quả của hệ thống chiếu
sáng. Nguyên nhân chủ yếu ở chỗ, ngay cả khi quá trình tính toán bảo đảm độ chính xác cao nhất có
thể, song dữ liệu tính toán được cho rằng tất cả các bóng đèn, mạch điện, đèn điện đơn lẻ có số liệu
trắc quang đồng nhất như nhau. Điều này rõ ràng là không thể có được và sẽ phải có sai số nào đó.
Theo kinh nghiệm thực tế khi đo độ rọi và độ chói có độ sai lệch trong khoảng 10%.

Trên đầy là tất tần tật về tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN 7114 – 1 : 2008, ISO 8995 – 1 : 2002

Theo: Tiêu chuẩn Việt Nam 7114 2008 ISO

Trương Công Vinh
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *